Bố mẹ nên đọc bài viết này ít nhất một lần

Chúng ta không trông chờ ở nhà trường, vì chính chúng ta mới là tấm gương sáng nhất mà con đi qua mỗi ngày để soi lại chính con.

PHƯƠNG PHÁP TẠO RA LIÊN KẾT NÃO:

Tự kỷ ám thị: 

Đứa trẻ bị nhận xét là tăng động/ lỳ/ngu, sau đó bé sẽ hiểu bé là người như vậy.

Cô gái tóc xoăn bị ám thị là tóc xoăn thì khổ. Về sau cô ấy luôn nghĩ cuộc sống cô ấy toàn là đau khổ.

Cô gái đi xem bói bị ám thị 2 lần đò. Khi cô ấy lập gia đình, suốt ngày cãi nhau với chồng và nghĩ mình sẽ phải 2 lần đò.

Trẻ không nghe lời bởi vì thiếu cảm xúc. Nếu cha mẹ đánh trẻ, trẻ sẽ không thương chính mình, về sau trẻ không thương người khác. Như vậy, cha mẹ vô tình NUÔI DƯỠNG MẦM MÓNG CỦA KẺ SÁT NHÂN.Vì vậy hãy thay đổi nhân thay vì thay đổi quả. 

Nếu đánh trẻ 1 cái, sau này con chấp nhận bị chồng hoặc người yêu đánh tối thiểu 5 cái rồi mới phản kháng (đứa trẻ bị cha mẹ đánh, sẽ nâng NGƯỠNG CHẤP NHẬN ĐƯỢC lên)

Phụ nữ hiện đại đánh Son không đánh con.

Con voi nếu bị xích từ nhỏ, lớn lên nó sẽ tự ám thị mình không bức ra được. Lớn lên vẫn không dám bứt ra.

Không đòi hỏi ở con bất kỳ điều gì, tôn trọng con.

NGUYÊN TẮC KẾT NỐI CHA MẸ VÀ CON

NƠI NÀO CÓ TRẺ EM NƠI ĐÓ CÓ THỊNH VƯỢNG. (Đừng bao giờ phán xét con-> NGUYÊN TẮC VÀNG)

Kết nối cùng con, yêu thương con vô điều kiện, tôn trọng con:

  • Mắt: nhìn con 4 giây
  • Cơ thể: Tối thiểu mỗi ngày ôm con 1 lần (ôm nhau 8 giây, tim mình chạm vào tim người được ôm)

Muốn kết nối với con phải yêu thương con vô điều kiện, chỉ cần thấy con là hạnh phúc, mọi mệt mỏi tan biến. Làm sao để khi về nhà con sẽ là người đầu tiên chạy vù ra chào đón mình, thay vì đang chơi ở ngoài thấy mình lật đật chạy vô phòng giả vờ học bài. Dù con có thế nào mẹ vẫn luôn yêu con, chứ không phải “con lấy giúp mẹ cây chổi thì mẹ mới yêu con”.

RÈN CHÍNH MÌNH trước khi rèn con: Thời gian trôi qua, nếu cha mẹ không ôm con nữa thì con cũng không có thói quen ôm cha mẹ.

CÂU CHÂM NGÔN THẦN THÁNH ” NO PAIN – NO GAIN”

Cha mẹ nên nói cho trẻ hiểu ở trên đời ko có gì tự nhiên mà có. Muốn có cái gì đó thì phải lao động. cha mẹ muốn có tiền thì phải lao động vất vả mới có được.

Cha mẹ mang con đến thế giới này nên cha mẹ có nghĩa vụ cho con cái con cần, đó là nhu cầu thiết yếu mà thiếu con sẽ ko sống được như cơm ăn, nước uống, mái nhà để ở, ngôi trường để học. Cha mẹ không có nghĩa vụ cho con những thứ con muốn, con muốn có nó thì con phải lao động, phải trải qua đau đớn, vất vả ( pain) thì con mới có được hạnh phúc có nó (gain).

Cha mẹ không nên đáp ứng mọi đòi hỏi của con, mà phải cho con sự trao đổi, vd muốn ăn kem thì phải rửa chén để mẹ cho tiền mua kem. Muốn mua ipad thì phải 1 tháng liền lau nhà, gấp quần áo…

Đừng bao giờ cho con gain mà không cho pain (triết lý viên kẹo luôn đúng). Tất cả mọi thứ trong cuộc đời này đều có nhờ sự nỗ lực.

Than thở đau đớn để đạt được điều mình muốn (khổ nhục kế) sẽ dẫn đến nghiện với nỗi đau, thoải mái với đau đớn, gặp người đồng cảm họ thích chơi cùng (họ nghĩ: ÔI, FAN CỦA TÔI)

Ví dụ đi vệ sinh 3p đầu thấy mùi, 5p sau không còn thấy mùi nữa -> quen dần với những thứ xung quanh. Tiếp xúc với điều gì đó 5 lần sẽ không thấy khó chịu nữa. Ở đâu sẽ hòa nhập ở đó. Than nhiều thì sẽ thành … mỏ than.

DẠY CHO CON CÂU THẦN CHÚ ĐỂ ĐI ĐẾN THÀNH CÔNG PHẢI CÓ ” LÒNG BIẾT ƠN”

Cha mẹ hãy khơi gợi cho con tiềm thức về lòng biết ơn như hãy hỏi con ” điều con cảm thấy biết ơn là gì?”. khi con trả lời con biết ơn….trong não con sẽ xuất hiện các nơ ron xanh, sản sinh ra ánh sáng xanh, lòng biết ơn càng nhiều, nơ ron xanh càng nhiều thì tâm tính, biểu cảm gương mặt sẽ vui tươi, dễ mến, thân thiện. ai cũng quý cũng muốn kết thân, công việc sẽ thuận lợi.

Ngược lại người hay oán hận, nóng nảy sẽ làm não sản sinh ra nơ ron đỏ, nơ ron đỏ càng nhiều thì gương mặt càng khó coi, khó gần, ai thấy cũng muốn tránh xa. Vì vậy công việc sẽ bị ảnh hưởng và không thuận lợi.

Ở phương tây có lễ tạ ơn hằng năm. Làm ba mẹ chúng ta hãy:

  • Dạy con tôn trọng và biết ơn thầy của mình: trọng thầy mới được làm thầy.
  • Biết ơn cha mẹ và đấng sinh thành (lớn lên mối quan hệ trong cuộc sống không tốt nếu không biết ơn đấng sinh thành)
  • Tư duy sai về tiền hoặc thiếu biết ơn về tiền bạc: tập cảm ơn người bán hàng vì mình mua được thứ mình cần, biết ơn và hạnh phúc.

Khi con mình nghèo hãy trả tiền cho người khác để được kế bên họ. Nhưng ngược lại người nghèo gặp người giàu họ nghĩ họ được cho cái gì đó. Người thành công mang cái xẻng kiếm gì đó xúc cho người khác. Người nghèo bền vững: cầm cái cuốc cào và xin. Hãy dạy con cách sống để cho đi.

CHA MẸ LÀ NGƯỜI THẦY XUẤT SẮC NHẤT TRONG CUỘC ĐỜI CON.

Được công nhận: đứa trẻ không được công nhận nó sẽ cảm thấy “đói và khát”, luôn đi cào cấu khắp mọi người xung quanh để đòi sự công nhận.

Có một cô gái hát rất hay, một hôm cô ấy tham gia giọng ca tại trường.Cô ấy được huy chương giọng hát hay (trong huy chương đó không có tên người nhận, chỉ có tên giải thưởng). Cô ấy về nhà phấn khởi khoe với bố: “Bố ơi, con thi hát được huy chương giọng hát hay nè bố”. Ông bố hầm hầm đáp: “Hát hò thì có gì hay, sướng ca vô loài…”. Cô bé đang vui bỗng tổn thương vô độ.

Một hôm nhà có khách tới chơi, các chị em ngồi ở phòng khách. Người khách hỏi: “Trời, đứa nào nhà anh hát hay mà được tặng cả huy chương vậy”. Ông bố trong lòng luôn thương yêu và tôn trọng người con cả: “Nên chỉ vào con cả và nói: “Của bé Cả đó”. Cô bé được tặng huy chương rất đau lòng, và muốn thốt lên với bố rằng: “Của con mà bố”.

Từ đó, cô luôn đi cào cấu khắp nơi chỉ tìm sự công nhận của người bố. Lớn lên cô gái thay đổi nhiều ng yêu vì cho rằng không ai công nhận những gì cô ấy làm. Cô ấy đi làm rất giỏi, nhưng hễ ai đứng ra đưa ý kiến là cô ấy như núi lửa phun trào. Và cô ấy lấy chồng, cô ấy hi sinh hết lòng cho nhà chồng, nhưng hễ mẹ chồng hay chồng đưa ra ý kiến thì cô ấy gào thét lên vì cho rằng những gì cô ấy làm mọi người không nhìn thấy.

Có 1 đứa bé không giỏi toán, bài kiểm tra của cậu luôn ở mức 5-6 điểm một hôm cậu thi toán rất nỗ lực để được 7 điểm. Cậu nhận được bài kiểm tra và vui mừng cả ngày. Chiều về cậu phấn khởi chạy vào khoe với mẹ: “Mẹ ơi, hôm nay con được 7 điểm môn toán nè.” Mẹ cậu thản nhiên đáp. “Tưởng gì, 7 điểm mà cũng khoe.”

Đứa trẻ chùn xuống, trở về phòng và cầm bài kiểm tra vò nát lại, vứt mạnh xuống đất. Từ đó, đứa trẻ  tự độc thoại: “Thành công không có gì là sung sướng cả, thành công chỉ là gáo nước lạnh tạt vào mặt mà thôi”. Từ đó đứa trẻ từ bỏ sự nỗ lực.

Nếu như cả thế giới này không tin tưởng con bạn, thì bạn chính là người duy nhất tin con. Nếu bạn không công nhận con, lớn lên con sẽ trở thành người luôn luôn kể công với người khác. Cần công nhận khi con tốt hơn ngày hôm qua chứ không phải chỉ công nhận khi con đáp ứng mong cầu của ba mẹ.

Nguồn: Internet.