Ăn uống là vấn đề rất quan trọng đối với sự sinh trưởng và phát triển, tồn tại và duy trì giống nòi của nhân loại. Tại Việt Nam ta, ông bà luôn truyền dạy rằng: “Học ăn, học nói, học gói, học mở”, “Ăn chắc, mặc bền”, “Ăn được ngủ được là tiên”…
Nhưng quan điểm về Ăn uống trên Thế Giới có quá nhiều, thậm chí trái ngược và xung khắc giữa các trường phái Đông – Tây, cá nhân, cộng đồng và gia đình. Do đó, Bếp Xanh Capital House sẽ chia sẻ những quan điểm của các trường phái khác nhau, thông qua đó, bạn đọc tự lựa chọn những kiến thức phù hợp nhất với mình và gia đình.
Những tương phản nghịch lý
Có thể nói, thời đại ngày nay đang nổi lên sự tương phản giữa đời sống vật chất dồi dào với sự suy yếu về thể chất và tinh thần của con người.
Mức sống người dân tại các nước đang và phát triển cao hơn, nên con người ăn quá nhiều, dùng khối lượng lớn đồ kích thích, nạp hóa chất vào cơ thể, lạm dụng thuốc men… hệ lụy tạo ra bao nhiêu bệnh tật. Đơn cử những hành vi rất cơ bản của con người như: NGỦ – THỨC – ĂN cũng khó khăn. Mỗi năm, chỉ riêng nước Mỹ chi hàng trăm triệu USD cho việc bào chế thuốc ngủ, rồi thuốc để thức, hàng tấn thuốc để ăn ngon và để giảm cân.
Trong khi đó, những người sống ở các nước nghèo, vùng nông thôn, sống đạm bạc, tự nhiên. Có những nơi không biết tới thuốc men là gì, mà rất ít người bị bệnh, mọi người đều sống vui tươi, cường tráng, tuổi thọ cao.
“Nếu con người văn minh cứ ăn uống theo chiều hướng hiện nay, sẽ không tránh khỏi bị hủy diệt. Chẳng phải vì chiến tranh, mà bởi bệnh tật như ung thư, tim mạch, thần kinh…” _ Các nhà khoa học kết luận.
Vì vậy, muốn có một cơ thể thực sự khỏe mạnh từ bên trong, chúng ta hãy học ĂN.
Về nguyên tắc, mọi bệnh tật đều có thể được chữa lành bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý
Cơ thể con người là một cấu trúc biến dịch không ngừng. Cơ thể như một thác nước, nhìn bên ngoài như vậy, nhưng bên trong luôn đổi mới với tốc độ kinh hồn.
Mỗi giây đồng hồ, trong cơ thể con người diễn ra từ 200.000 đến 1.000.000 phản ứng sinh hóa. Từng giây từng phút, hàng loạt tế bào cũ chết đi, tế bào mới ra đời thay thế.
Cứ mỗi giây đồng hồ, có 2 triệu hồng cầu già cỗi được thay thế. Chỉ trong 01 tháng, toàn bộ máu trong cơ thể đã hoàn toàn đổi mới.
Mỗi tháng, trung bình con người đưa vào cơ thể khoảng 60kg đồ ăn thức uống. Sau 12 tháng là vật chất trong cơ thể con người đã đổi mới hoàn toàn.
Chính thức ăn đã cung cấp cho sự thay thế, đổi mới ấy. Hay có thể hiểu theo cách khác, con người cũng như mọi sinh loài, chỉ là thức ăn chuyển hóa thành. Vì vậy, học thuyết Phương Đông xem con người nói riêng, sinh loài nói chung như những thực phẩm được cải biến thành. Bệnh tật là sự mất quân bình xảy ra trong quá trình cải biến ấy. Thực phẩm cho ta đời sống và sinh lực, nhưng cũng có thể làm hại ta nếu ta ăn uống không đúng cách.
Thức ăn và sự tiến hóa của loài người
Có rất nhiều giả thuyết khác nhau, trong đó có giả thuyết cho rằng: Ăn uống hợp lý đã đóng vai trò quyết định tới quá trình tiến hóa của người nguyên thủy thành người hiện đại.
Ai cũng biết, từ khi sử dụng công cụ lao động, vượn người đã trở thành tổ tiên của loài người. Nhưng vì sao đến lúc đó sinh loài này mới biết sử dụng công cụ, thì chưa có tài liệu nào giải thích cụ thể. Tuy nhiên, trong lịch sử thực dưỡng, có giả thuyết như sau:
Tổ tiên chúng ta ăn thịt sống và trái cây, thảo mộc, dần tiếp thu thêm hạt quả. Trong đó, thành phần chủ yếu của hạt cốc là hydrat carbon và vỏ cám bên ngoài.
- Hydrat carbon giúp sản sinh insulin, insulin làm tăng serotonin trong não – chất này có khả năng củng cố và hoàn thiện trí não.
- Vỏ cám cung cấp đủ những yếu tố xây dựng cơ thể như vitamin, khoáng, protein và các chất có hoạt tính sinh học rất quý khác.
Khi ăn cốc loại lâu dài, trí tuệ và cơ thể của tổ tiên ta phát triển.
Lửa lúc nào cũng có trong tự nhiên, từ sấm sét, nham thạch núi lửa, va chạm, cọ xát… Nhưng phải đến khi hội tụ đủ 2 yếu tố: Trí tuệ phát triển và thời tiết giá lạnh, thì người nguyên thủy mới dùng lửa. Mặt khác, lửa rất Dương, nên những sinh vật ăn trái cây, rau sống (thịnh âm) sẽ sợ lửa. Còn động vật chuyên ăn thịt thì cực dương nên kỵ lửa. Chỉ có sinh vật ăn cân bằng âm dương sẽ không sợ và kỵ. Do đó, tổ tiên loài người là sinh loài duy nhất cân bằng âm dương – hội tụ đủ điều kiện để dùng lửa.
Đến thời kỳ cận đại, loài người chia thành 03 nhóm ăn uống dựa theo chế độ ăn.
Nhóm dân tộc ăn thịt nhiều (cực dương) nên giác quan sắc bén, hoạt động mạnh; thêm vào đó sống trong môi trường giá lạnh, nên họ sớm phát triển khoa học kỹ thuật, chế xe, máy móc, vô tuyến… chính là Âu và Mỹ ngày nay.
Nhóm dân tộc ăn cá, thường có khuynh hướng tương đối bảo thủ – chính là tổ tiên người Nhật và Ý ngày nay.
Nhóm ăn trái cây và thảo mộc sống (cực âm) nên có khung hướng đóng kín các cửa sổ lục căn để soi vào bản thể chân như bên trong. Vì thế cảm xúc tâm linh rất nhạy bén, dễ dàng từng bỏ thế giới vật chất, theo tâm linh. Mặt khác, họ sống trong điều kiện tự nhiên ấm áp thuận hòa, nên dễ thành “miếng mồi” cho phương Tây tấn công và xâm lược.
Thời kỳ hiện đại bắt đầu sản sinh ra những nhóm người mới – họ ăn thực phẩm công nghệ. Số lượng thực phẩm thiên nhiên nạp vào cơ thể ít đi, thay vào đó là các sản phẩm do các xí nghiệp, nhà máy sản xuất ra. Họ trở thành những con người của công nghệ.
Nhờ sự giao lưu giữa các nhóm người ăn thực phẩm khác nhau, một số người đã nhận thức được tầm quan trọng của thực phẩm, nên đã trở lại lối ăn cổ truyền: cốc loại, thảo mộc, rồi hình thành nên một nhóm người mới. Đó chính là những người của tương lai nhân loại.
Những người này rải rác khắp nơi trên Thế Giới, không hiếu động, rất bình tĩnh từ tốn và có những triết lý mà người hiện đại khó hiểu được. Họ nhận thức được chính bản thân mình là một phần của tự nhiên, hiểu sâu sắc mọi sự vật luôn biến đổi không ngừng. Họ chính là những người đang tiếp tục tiến hóa trong quá trình phát triển của loài người.
Nguồn dữ liệu:
– Sách Dinh dưỡng Xanh – Tác giả Victoria Boutenko, Dịch giả: Đoàn Trang
– Sách Thần dược Xanh – Tác giả Ryu Seung-sun, Dịch giả: Nguyệt Minh
– Sách Ăn ít để khỏe – Tác giả Yoshinori Nagumo, Dịch giả Minh Yến
– Sách Minh triết trong ăn uống của Phương Đông – Tác giả Ngô Đức Vượng
– Sách Cơ thể tự chữa lành – Tác giả Anthony William, Dịch giả Nguyễn Huyền Linh
– Sách Nhân tố EnZyme – Tác giả Hiromi Shinya, Dịch giả Như Nữ