Tại bản tin số 2, chúng ta đã hiểu rõ 5 nguyên tắc cần thiết để lựa chọn thức ăn, gồm: (1) Thức ăn phải phù hợp với cấu tạo sinh lý của cơ thể, (2) Thức ăn phải phù hợp với thể chất của chính mình, (3) Thức ăn phải đủ chất, (4) Tính Âm – Dương, Axit – Kiềm của thực phẩm, (5) Nhịp sinh học.
Trong đó, 3 nguyên tắc 1,3 và 5 đã khá rõ ràng dễ hiểu. Hôm nay, chúng ta sẽ tìm hiểu tiếp về Cơ thể của mình, để biết thể chất của chúng ta như thế nào, nghiêng về Âm hay dương? Có tính Kiềm hay axit nhé.
Cơ thể ta đang Âm, Dương hay Cân bằng?
Đầu tiên, chúng ta cần hiểu rằng, con người cũng như mọi sự vật hiện tượng, luôn có hai mặt nương tựa vào nhau, mâu thuẫn nhưng thống nhất, vừa tương phản lại vừa đối xứng và là gốc của nhau. Hai mặt đó được khái quát là Âm và Dương.
Trong cơ thể con người, Âm – Dương là bản thể của những cơ năng về sinh mạng (phần thấy) và tâm linh (phần mờ). Âm nương theo Dương mà sinh, dương tựa theo âm mà hóa. Mọi sự mất cân bằng đều là đầu mối của bệnh tật.
Mặc dù Âm – dương hữu thanh vô hình, nhưng chúng ta có thể dựa vào một số tiêu chí dưới đây để nhận định tính Âm – dương hoặc cân bằng của cơ thể mình:
Người Âu – Mỹ sống ở vùng lạnh (Âm) nên cơ thể thường rất Dương. Người Châu Á (Việt Nam) sống ở vùng nhiệt đới, nên cơ thể thường Âm.
Người Dương tạng: Thân thể vạm vỡ, không sợ rét, da nóng, sắc diện tươi tắn, màu da sẫm, tròng mắt đen nằm thấp, tóc rậm và đen, phổi tốt, hơi thở mạnh, giọng nói to vang, tráng dương, đại tiện thường táo. Người rất Dương thì có xu hướng da sạm đi, tính tình nóng nảy.
Người Âm tạng: Lãnh đạm, dễ cảm nhận lạnh, sợ rét, da mát và hơi ướt, sắc mặt xanh, màu da trắng, tròng đen mắt hướng lên cao, tóc dịu, lông ít, hay rụng tóc, thịt mềm, hầu lộ, huyết mạch yếu, giọng nói nhỏ, hay trịt mũi, tỳ vị kém, dễ bị bệnh đường ruột, đầy bụng, không chịu được các thức ăn hàn (lạnh) và các món ứ trệ khó tiêu. Người rất âm sẽ béo bệu, sức khỏe yếu, chậm chạp.
Người cân bằng là người tính cách điềm đạm, da dẻ hồng hào tươi nhuận mịn màng (không mụn nhọt), nội quan khỏe mạnh, dáng người săn chắc, nhanh nhẹn, có sức chịu đựng dẻo dai, cơ thể không bệnh tật. Quá trình lão hóa chậm, nên họ thường trẻ hơn so với tuổi thực.
Kiềm hay Axit?
Cơ thể con người cần có tính hơi kiềm (pH = 7,35 đến 7,45). Trong môi trường như vậy, cơ thể sẽ được đặt vào trạng thái tốt nhất. Để kiểm tra được cơ thể của mình, chúng ta sẽ thực hiện như sau:
Chuẩn bị:
- 01 lọ thuốc thử độ PH, bạn có thể thay bằng giấy quỳ.
- 01 mẫu nước tiểu của người cần đo, nên để trong vật dụng thủy tinh để độ chính xác cao nhất.
- 01 bảng màu thể hiện tính acid và kiềm. Bạn có thể mua lọ do PH của đất và nước thì trong đó có sẵn thuốc thử, ống nghiệm và bảng màu rồi.
Cách thực hiện:
- Sáng sớm thức dậy bạn hãy lấy khoảng 5ml nước tiểu của mình khi chưa ăn sáng hoặc uống bất kỳ thứ gì vào bụng, cho vào lọ thủy tinh/ống nghiệm.
- Bạn cho nhỏ 1 giọt nước thử độ PH vào lọ nước tiểu lắc đều 1-3 giây và để yên sau 1 phút, xem phản ứng hóa học xảy ra.
- Bạn mang bảng màu PH ra đối chiếu với màu sắc trong lọ nước tiểu để kiểm tra tương ứng với màu nào trong bảng màu PH.
- Nếu là màu đỏ cơ thể dư axit rất nhiều, màu vàng cơ thể đang dư acid, màu xanh cơ thể có tính kiềm nhẹ, màu tím cơ thể quá kiềm.
- Bạn nên kiểm tra 3 lần, 1 lần vào buổi sáng, một lần vào buổi trưa, một lần vào buổi tối.
Buổi sáng màu đỏ thì chưa cần lo lắng. Nếu buổi trưa và tối màu xanh thì chứng tỏ cơ thể thay đổi độ kiềm qua thức ăn. Quan trọng nhất là cơ thể có độ PH biến đổi theo thời gian trong ngày và nằm trong khoảng 6.5 -> 7.5, điều đó chứng tỏ cơ thể của bạn hấp thu được chất dinh dưỡng từ thức ăn. Từ đó chúng ta kiểm tra được tính đúng đắn của thực phẩm mình lựa chọn cho chính mình.
Qua bài hôm nay, chúng ta đã có thể tự nhận định được cơ thể của chính mình đang nghiêng về Âm, dương hay cân bằng, và kiểm tra thử tính kiềm hay axit rồi nhé. Thông qua việc hiểu chính cơ thể này của mình, chúng ta sẽ có những quyết định lựa chọn thực phẩm phù hợp nhất với mình và gia đình. Bếp Xanh Capital House thân chúc bạn sẽ tạo ra một cơ thể Xanh cho mình và gia đình.
Nguồn dữ liệu:
– Sách Dinh dưỡng Xanh – Tác giả Victoria Boutenko, Dịch giả: Đoàn Trang
– Sách Thần dược Xanh – Tác giả Ryu Seung-sun, Dịch giả: Nguyệt Minh
– Sách Ăn ít để khỏe – Tác giả Yoshinori Nagumo, Dịch giả Minh Yến
– Sách Minh triết trong ăn uống của Phương Đông – Tác giả Ngô Đức Vượng
– Sách Cơ thể tự chữa lành – Tác giả Anthony William, Dịch giả Nguyễn Huyền Linh
– Sách Nhân tố EnZyme – Tác giả Hiromi Shinya, Dịch giả Như Nữ
– Và các nguồn sưu tập khác.