KIẾN GIẢI SÁCH VÀ ĐẶT CÂU HỎI MỞ TƯ DUY CÙNG GCA

Đọc sách không chỉ là hành trình chinh phục kiến thức mà còn là sự mở rộng tư duy trong nuôi dạy con, là sợi dây kết nối hạnh phúc của ba mẹ và các con. Trong buổi đầu tiên của hành trình đọc sách – Người Thầy Bên Con, ba mẹ và các cô giáo đã được tiếp cận kỹ thuật đọc sách hiệu quả với chủ đề: KỸ THUẬT ĐỌC SÁCH HIỆU QUẢ: KIẾN GIẢI SÁCH VÀ ĐẶT CÂU HỎI MỞ TƯ DUY

Các bước đọc sách hiệu quả

B1: Đọc sách gì?
Trước khi cầm sách đọc thì chúng ta cần biết mục đích đọc để làm gì, giúp ích gì cho chúng ta trong đời sống? Sau đó cần lựa chọn sách phù hợp với mục đích đọc: đọc lướt hoặc đọc chuyên sâu.
B2: Đọc bao nhiêu lâu?
Kiểm tra sách có phù hợp không bằng cách tìm từ khóa trong sách, các ý chính (ý của tác giả muốn truyền đạt) ý chạm (ý mà bản thân liên hệ với nội dung mà tác giả đề cập) hoặc nội dung chính của cuốn sách. Đồng thời xác định thời gian đọc (cụ thể trong bao lâu).
B3: Đọc như thế nào?
Đọc sách, phân tích, ghi lại ý chính, đúc kết sách
B4: Đọc để làm gì?
Hệ thống hóa lại thông tin. Áp dụng các kỹ thuật đúc kết và biểu đạt thành các dạng thông tin dễ nhớ dễ hiểu. Có thể áp dụng cho vô vàn các cuốn sách cùng chủ đề.

Các lối tư duy và tiếp nhận thông tin

Lối tư duy bọt biển: Giống như bọt biển khi thả vào bất kỳ một chất lỏng nào thì đều thấm hút toàn bộ nó. Giống như việc chúng ta tiếp thu một cách tự nhiên toàn bộ các thông tin.
Tuy tiếp thu được một lượng lớn thông tin trong thời gian có hạn. Tiết kiệm được năng lượng chất xám. Nhưng dễ khiến chúng ta: ngộ độc thông tin, không biết đâu là thông tin có giá trị, không năm bắt và hiểu được thông tin, rất nhanh quên.
Lối tư duy đãi cát tìm vàng: Loại bỏ thông tin không cần thiết/ ít giá trị. Xử lý thông tin và chọn lọc những thông tin giá trị cho chính bản thân mình thông qua phản biện.
Tư duy phản biện bằng việc sử dụng câu hỏi là cách để mỗi cá nhân tìm được hoặc tiệm cận hơn với sự thật và những giá trị cốt lõi của thông tin hay vấn đề.
Giống như một “lối mòn” trong khu rừng, nếu chúng ta vẫn đi vào lối mòn đó, lặp đi lặp lại, chúng ta vẫn phản ứng và hành động theo cách cũ thì chúng ta sẽ đến được với kết quả như những lần trước. Nhưng biết đâu ngoài lối mòn đó thì khu rừng của chúng ta sẽ có nhiều con đường khác tuyệt vời và đẹp đẽ hơn. Một, hai hoặc nhiều ngã rẽ có thể giúp chúng ta thay đổi kết quả mong muốn. Và quyết định có đi theo ngã rẽ ấy hay không chính là nhờ phản biện bằng các câu hỏi.
Lưu ý: Trường hợp đặt câu hỏi miên man, không có chủ đích và không đi sâu sát vào vấn đề chính sẽ làm cho chúng ta bị lạc không biết khi nào nên dừng lại, không biết khi nào để thoát khỏi khu rừng và có thể trầm trọng hơn là gây khó chịu cho người được hỏi.

Tư duy phản biện: Đặt câu hỏi mở tư duy

Hãy “Phản biện chứ không phải phản bác”
Hãy tư duy và đặt câu hỏi có mục đích. (Tham khảo cách tư duy thông qua sử dụng Smart Art PowerPoint – có một số loại hình mẫu tư duy điển hình). Phản biện một cách cởi mở, cố gắng loại bỏ cái tôi để chạm đến bản chất vấn đề, đồng thời tiếp nhận được những thông tin mới và có thể thẩm tra được những thông tin đó.
Áp dụng loại câu hỏi 5W1H (google để hiểu thêm) và thực hành trao đổi 3 hệ thống câu hỏi (1. Câu hỏi cần câu trả lời dứt khoát; 2. Câu hỏi thuộc lựa chọn chủ quan; 3. Câu hỏi cần xem xét góc nhìn khác nhau) để có thể hiểu đa chiều hoặc biết thêm nhiều góc nhìn khác nhau, có thể mới và hữu ích với mình.
Ba mẹ và các cô giáo đừng quên rèn luyện và phát triển tư duy phản biện một cách thường xuyên. Hãy tăng dần cường độ và áp dụng thường xuyên để hình thành lối tư duy này giúp chúng ta hiểu những gì cần hiểu và biết những gì cần biết các thành viên CLB.
[foogallery id=”11644″]